Khởi đầu tuổi 20 cùng bệnh ung thư
Chị Lê Uyên (41 tuổi, Đồng Nai) cho biết chị được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng năm 20 tuổi. Những tưởng chỉ còn chờ ngày tử thần đến đưa đi thì các bác sĩ tại bệnh viện Ung bướu Tp.HCM đã giành lại mạng sống cho chị sau ca mổ đầy khó khăn.
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20, chị được chữa trị bằng tia Cobalt Chromium Radiation và máy điều trị gia tốc tuyến tính. Bệnh được đẩy lùi nhưng đồng thời sức khỏe của chị liên tục bị các cơn đau khủng khiếp dày vò mỗi ngày.
"Năm 2005, tôi được thông báo đã chữa trị ung thư thành công. Tôi cảm thấy vui lắm, nhưng nướu, lợi và răng vẫn rất đau. Di chứng từ hóa xạ trị để lại đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới các mô khỏe mạnh khung quanh tế bào ung thư.
Tôi phải học cách làm quen với các triệu chứng như không thể mở miệng như bình thường, miệng luôn cảm thấy khát, da mặt và cổ lúc nào cũng rất khô ráp. Nhưng đây mới thực sự là ác mộng đời tôi: Răng tôi dần sâu hết, chúng bắt đầu yếu dần và bị mẻ" – chị Uyên kể
Hành trình đi tìm nụ cười trong vô vọng.
Không gục ngã và từ bỏ chị gõ cửa khắp các bệnh viện, nha khoa lớn nhỏ của thành phố. Nhưng đáp lại chỉ là những cái lắc đầu.
Các bác sĩ cho biết bệnh nhân ung thư cổ họng rất dễ bị nhiềm trùng hàm. Một tác động nhỏ như kiểm tra thôi cũng có thể làm hoại tử xương chiếu xạ và mất hết răng hàm dưới.
Tia hy vọng cuối đường.
Chị Lê Uyên tìm đến Bv Răng Hàm Mặt và được giới thiệu bác sĩ Andrew (Anh). Sau khi xem tiểu sử bệnh của chị, bác quyết định tiếp nhận điều trị cho chị bằng một số thuốc và liệu pháp oxy cao áp.
liệu pháp hoạt động dựa trên sự tăng áp xuất oxy trong hệ miễn dịch của bệnh nhân, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, mô chết và sự kích thích giải phóng các nhân tố sinh trưởng và tế bào gốc.
"BS nói trường hợp của tôi vì chịu quá nhiều ảnh hưởng của các tia bức xạ trong quá trình hóa xạ trị dẫn đến tổn thương các mô ở đầu và cổ, các vùng này không có chức năng chữa lành. Qua liệu trình của bác, tôi đã hồi phục mà không hề có biến chứng gì xảy ra" – nữ bệnh nhân chia sẻ.
Chủ quan và hậu quả khôn lường
Chị tự ý chấm dứt điều trị khi thấy sức khỏe trở lại bình thường. Chị còn cho phép mình ăn uống thoải mái, không kiêng khem và không nhớ lời bác sĩ dặn. Tệ nhất là chị không thăm khám định kì và không dùng Flour được kê đơn ngừa sâu răng.
Sớm thôi năm 2012, men răng của chị bị phân hủy hoàn toàn ngay cả chiếc răng khôn sắp mọc cũng có nguy cơ nhiềm trũng bởi phần thịt trong xương hàm bị ảnh hưởng quá nặng của phóng xạ năm nào.
"Hy vọng cuối cùng của tôi là tìm lại BS Andrew. Tôi tìm được thông tin BS đang làm việc tại phòng khám nha khoa quốc tế" – Lê Uyên nói.
Sau khi tìm được bác sĩ Andrew, ông thật sự sock khi gặp lại bệnh nhân bởi tình trạng của cô hiện tại. Ông từ chối chữa cho Lê Uyên do cô đã không tuân thủ quy trình điều trị trước đây dẫn đến hậu quả như hiện tại.
"BS Andrew nói rằng điều trị trường hợp của tôi có quá nhiều rủi ro, nếu ông làm sai chỉ một bước thôi thì lương tâm nghề nghiệp cũng không cho phép ông tiếp tục hành nghề.
Lúc đó, tôi ký quyết định chấp nhận hết các vấn đề khi điều trị. Các BS sẽ nhổ hết răng hàm trên, kể cả răng khôn, điều trị một thời gian dài sau đó mới gắn implant răng cho tôi" – nữ bệnh nhân kể tiếp.
trải qua 8 lần cấy ghép nha khoa, chị Lê Uyên cho biết tình trạng hiện tại hoàn toàn ổn định. Chứng khô miệng và khó mở hàm của cô được cải thiện. Và quan trọng hơn là nụ cười rạng rỡ đã trở lại sau thời gian dài, khi bệnh nhân có một hàm răng mới.
Rút kinh nghiệm trước đây, 3 tháng/lần chị lại đi kiểm tra và chăm sóc răng miệng. Lê Uyên cũng đánh răng kĩ càng sau mỗi bữa ăn và sử dụng chỉ nha khoa.
"Đến tận 15 năm sau khi đã trả cái giá quá đắt, tôi mới học được bài học phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để tình trạng quá nặng rồi mới tìm đến BS".